Có "nổ" quá không khi nói rằngYGvà các nghệ sỹ trực thuộc công ty quản lý này không màng đến thành tích? Trong nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đang bão hòa các idolgroup, các nghệ sỹ, nhóm nhạc phải kèn cựa nhau từng tí một để vươn lên, trật vầy trật vẩy để có được sự chú ý từ Kpop fan. Thậm chí, có nhiều công ty, nghệ sỹ bị nghi ngờ đã bỏ tiền ra để mua thứ hạng cao trên những BXH âm nhạc - nơi tưởng chừng như phản ánh chân thực nhất phản ứng của Kpop fan trước các ca khúc. Giữa thời buổi "loạn lạc" ấy, người đứng đầuYGnói gì với nghệ sỹ của mình?"Có xếp hạng bét cũng không sao, hãy cứ tận hưởng đi", CEOYang Hyun Suknói vớiCLtrước khi thủ lĩnh2NE1ra mắt trong vai trò nghệ sỹ solo cùngThe Baddest Femalehồi cuối tháng 5 vừa rồi. Thay vì bằng cách này hay cách khác đặt áp lực thành tích lên vai gà nhà,YGlại có một lời khuyên tưởng chừng như rất là điên rồ: đừng màng đến thành tích.
YG lại nói với gà nhà: "Có xếp hạng bét cũng không sao, hãy cứ tận hưởng đi" Nói rằng vìYGlà công ty lớn rồi, có nhiều fan rồi nên mới không cần màng đến thành tích vừa đúng, vừa không đúng. Đúng vìYGchính xác là một công ty lớn với các sản phẩm âm nhạc ra lò luôn có một lực lượng fan hùng hậu sẵn sàng đón nhận, nhờ đó làm tăng thứ bậc trên các BXH. Tuy nhiên, một ca khúc không có "thực lực", chỉ dựa vào sự nổi tiếng sẵn có của nghệ sỹ và công ty quản lý thì không thể "hạ gục" được phần đông những Kpop fan ngoài kia - những người không phải fan của nghệ sỹ đó. Từ nghệ sỹ nhỏ lên thành nghệ sỹ lớn rồi nghệ sỹ hàng đầu đều là nhờ chinh phục được nhóm "phần đông những Kpop fan ngoài kia". Không phải chịu áp lực thành tích: Trên sân khấu,nghệ sỹ YG giống đang chơi hơn là đang phải làm việc Chính vì vậy mà các nghệ sỹ, dù đã lên hàng đầu, vẫn phải nỗ lực không ngừng để vừa duy trì lực lượng fan cũ, vừa "thu hoạch" thêm fan mới. Và thống trị các BXH là một điều kiện bắt buộc đối với những nghệ sỹ này. Thử hỏi xem có công ty lớn, nghệ sỹ hàng đầu nào ngoài kia từng tuyên bố không màng đến thành tích? Các công ty lớn thường sắp xếp để gà nhà lên sàn vào những khoảng thời gian có lợi nhất: ít hoặc không có đối thủ lớn, đồng thời không để gà nhà hoạt động quảng bá song song, nếu có thì cũng cách đủ xa để không ảnh hưởng đến thành tích của nhau. Nhìn lạiYG, thay vì bắt gà nhà phải không ngừng nâng cao chiến tích, công ty quản lý này có xu hướng muốn các nghệ sỹ của mình thả sức thể hiện bản thân và tận hưởng âm nhạc: cho các nghệ sỹ được trổ tài sáng tác và sản xuất, tham gia trực tiếp vào các khâu thực hiện sản phẩm âm nhạc của họ; mở cửa solo cho tất cả các thành viên trong những nhóm nhạc; chủ trương không đề cao thành tích trên các BXH. Không phải chịu áp lực thành tích: Có sản phẩm và sẵn sàng là lên sàn, không sợ đụng ai Và cũng từ chuyện không đề cao thành tích, dường nhưYGđể cho gà nhà tự do lên sàn đấu. Không cần chọn lúc ít hay không có đối thủ mạnh, không cần tránh nghệ sỹ cùng công ty, cứ khi nào sẵn sàng là các nghệ sỹYGsẽ đổ bộ sân khấu. Chính vì thế nên mới có chuyện2NE1quảng cáo liền tù tì từ tháng 7 đến tháng 10 ,G-DragonvàSeungritung solo album sát nhau trong tháng 8,Taeyangcũng "nhào vô" ngay đầu tháng 9 . Từ khi2NE1mới ra mắt khán giả hồi năm 2009, nhiều người sau khi xem xong sân khấu biểu diễn của 4 cô gái đều đã nhận xét rằng: trông họ như đang vui chơi, tận hưởng sân khấu chứ không phải đang làm việc. Đó chính xác là phong cách của các nghệ sỹ nhàYG. Khi nhữngBig Banghay2NE1lên sân khấu, người ta không thấy sự gò bó, lên gân lên cốt bởi họ đều đang tận hưởng âm nhạc, họ không bị áp lực thành tích đè nặng. Chủ trương "không màng thành tích" đang mang đến thành công cho các thế hệ nghệ sỹ YG Tưởng chừng như rất điên rồ nhưng "không màng thành tích" lại là một chủ trương tiến bộ và đúng đắn củaYG. Chính những ý tưởng không giống ai củaYang Hyun Sukđã và đang mang đến thành công cho các thế hệ nghệ sỹ trong công ty, đồng thời đưaYGtrở thành điểm đến mơ ước của nhiều nghệ sỹ trực thuộc các công ty khác . |